Tết cổ truyền âm lịch luôn là khoảng thời gian người ta chờ đợi nhất trong năm, bởi vì vào dịp đặc biệt này mọi người trong gia đình sẽ tạm gác hết những công việc, dự định, kế hoạch… để quây quần bên nhau trong không khí đầm ấm và vui vẻ nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗi chờ mong, hy vọng khấp khởi thì đối với những người con xa quê, có một nỗi “ám ảnh” thường trực từ năm này sang năm khác, chính là việc săn vé Tết.
>> Lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019
Không chỉ riêng vé tàu, vé xe mà vé máy bay cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “cháy vé” khi thời gian nghỉ Tết đang đến gần. Vì khi đặt vé người ta chỉ tính theo ngày dương lịch nên nhiều người sẽ không ngừng thắc mắc rằng từ ngày 20 âm lịch đến ngày mùng 1 âm lịch sẽ tương ứng với những ngày dương lịch nào để việc tiến hành mua vé Tết 2019 diễn ra thuận lợi hơn.
Dưới đây là lịch chính thức của tháng 1 năm 2019, theo đó chữ số in đậm, to phía trên là ngày dương lịch, chữ số nhỏ nằm bên dưới là ngày âm lịch. Mùng 1 Tết 2019 năm Kỷ Hợi sẽ là ngày 05/02/2019 dương lịch.
Theo quy định chung của Luật lao động, kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán hằng năm thông thường kéo dài trong khoảng 9 ngày, từ thứ 7 ngày 2/2/2019 đến hết chủ nhật 10/2/2019.
Tuy nhiên theo lịch, thì ngày mùng 1 Tết sẽ nhằm ngày 05/02/2019. Thời gian cao điểm của vé máy bay Tết sẽ rơi vào khoảng 26/1/2019 – 4/02/2019. Do đó, hành khách sử dụng dịch vụ vé máy bay VietJet Air nên lưu ý để đặt mua vé máy bay vào thời điểm thích hợp, tức là trước thời gian cao điểm. Mua vé càng sớm bạn càng có nhiều lựa chọn về hành trình cũng như tiết kiệm chi phí. Tránh tình trạng "cò vé", mua vé giá cao hoặc thậm chí hết vé.
Những điều bạn chưa biết về ngày Tết cổ truyền
Tết hay còn gọi đầy đủ là Tết cổ truyền dân tộc, là một ngày vô cùng ý nghĩa với toàn thể công dân Việt Nam và chỉ có những người ở khu vực Châu Á mới có phong tục “ăn Tết” mỗi năm. Căn cứ theo lịch sử của Trung Quốc, ngày Tết xuất hiện từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng mỗi giai đoạn khác nhau. Cách tính Tết từ tháng Giêng có từ thời nhà Hán đời vua Hán Vũ Đế. Sau đó đến đời Đông Phương Sóc, số ngày nghỉ Tết được tính từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 7 tháng Giêng.
Chiết tự của từ Tết nghĩa là “Tiết”. Nền văn hóa nước Việt lâu đời là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do yêu cầu trong việc canh tác mà khoảng thời gian trong năm sẽ được phân chia thành 24 tiết khác nhau. Tương ứng với mỗi tiết sẽ là một thời khắc “giao thời”, trong đó tiết quan trọng hơn cả là tiết khởi đầu cho một chu kỳ canh tác một mùa vụ mới, tức là Tiết Nguyên đán hay ngày nay gọi là Tết Nguyên đán.
Theo như tục lệ truyền thống của người Việt thì ngày Tết Nguyên đán mang ý nghĩa trước nhất là Tết của gia đình. Đặc biệt vào ngày cuối năm, các gia đình trên khắp mọi miền sẽ chuẩn bị làm lễ rước gia tiên và gia thần rất công phu và trang trọng, thể hiện tinh thần đã có từ ngàn xưa “uống nước nhớ nguồn”, luôn phải khắc cốt ghi tâm công ơn của tổ tiên, cha ông đi trước. Là một thói quen linh thiêng và không thay đổi, mỗi năm Tết đến, xuân về, bất cứ ai dù đang ở đâu, đang làm gì cũng đều mong muốn và tìm mọi cách để trở về đoàn tụ cùng người thân, gia đình.