Vé cận giờ bay thường cao hơn gấp đôi so với một chiếc vé đặt cách đó khoảng vài ngày. Vậy nếu có sự lựa chọn tốt hơn, tại sao chúng ta lại phải chấp nhận một chiếc vé với giá cao ngất ngưỡng thay vì một vé khác có giá mềm? Tuy nhiên cũng chưa hẳn là đúng, bởi nếu bạn rơi vào trường hợp “bất đắc dĩ” phải mua vé cận giờ bay.
Vì cái giá phải trả cho việc mua vé cận giờ bay là rất cao, nên bạn cần lưu ý. Nhằm rút ra cho mình những kinh nghiệm mua vé máy bay Vietjet Air tốt nhất. Như vậy, bạn sẽ không phải hối tiếc cho những khoản bỏ ra “không đáng có”.
Vé cận giờ bay là gì?
Vé cận giờ bay là vé mà bạn mua trong khoảng thời gian gần hoạc sát giờ bay có thể chấp nhận được. Thông thường là trước 4 tiếng so với giờ máy bay dự kiến khởi hành. Trường hợp phải mua vé cận giờ bay thường là do có việc đột xuất hoặc muốn chuyển chuyến bay, khiến bạn phải chấp nhận một mức giá cao gấp đôi bình thường. Dưới đây sẽ là những bất cập mà bạn có thể gặp phải khi mua vé cận giờ bay.
1. Dễ bị sai sót
Trong trường hợp đặt vé cận giờ bay không phải ở sân bay mà qua điện thoại, bạn có thể sẽ gặp phải một số sai sót. Thông thường khách hàng mua vé máy bay theo cách này rất hay bị sai thông tin các nhân như sai tên, giờ và hành trình bay.
Tên sai, là trường hợp thường thấy, đối với nhiều khách hàng đặt vé, qua điện thoại. Ví dụ, bạn mua vé tên Trần Văn Toàn, người nghe nhầm là Trần văn Hoàng. Lý do là có thể là giọng nói hoạc cuộc hội thoại diễn ra trong không gian ồn ào, dễ dẫn đến ghe nhầm…
Một sai sót nữa cũng thường gặp trong trường hợp đặt vé cận giờ bay qua điện thoại là sự sai lệch về thời gian. Ví dụ như, bạn đang muốn đặt vé vào thời gian bay là 6h tối, tức là 18h, nhưng khi gọi đặt không nói rõ. Khi đó nhân viên bán vé có thể dễ nhầm với việc bạn muốn đặt lúc 6h sáng.
Tiếp đó là hành trình bay, một sai sót không hề nhỏ. Khi mọi sự việc diễn ra quá gấp gáp, tâm lý có phần không ổn định, dẫn đến bạn có thể nói nhầm hành trình bay mà không hề để ý. Ví dụ bạn muốn mua vé máy bay đi Hà Nội, khởi hành từ TP.HCM, nhưng lại nói ngược lại là từ Hà Nội đi TP.HCM.
2. Giá vé cao, thậm chí không đặt được vé
Thông thường, các hãng hàng không sẽ còn một đến hai chỗ trống dành cho vé cận giờ bay. Đây là những ghế do có người hủy chuyến bay trước đó. Hoặc may mắn hơn nếu hành trình hôm đó ít người đi và còn trống một số ghế. Tuy nhiên nếu mua được, thì bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý cho việc phải trả một mức giá khá cao. Bình thường, vé máy bay đi TP.HCM, xuất phát từ Hà Nội nếu đặt trước hai tuần hoặc 1 tháng thì chưa đến 1 triệu đồng. Trong khi, nếu mua vé cận thì có thể lên tới 2 triệu hoặc hơn nữa.
3. Thủ tục rắc rối
Nếu thời gian quá gấp, mà bạn muốn đi ngay, thì thường phải đến các phòng vé tại sân bay. Tuy nhiên thực tế cũng khó lường trước được, bởi có thể không còn vé nào dành cho bạn. Chưa kể có thể bạn sẽ phải chờ một thời gian khá lâu để đợi nhân viên check in các thủ tục cho khách hàng. Tiếp đó là phải nhận được sự đồng ý của đại diện cho bán thêm vé ” Go Show”, thì bạn mới có thể mua vé.
4. Cảm giác bế tắc, mệt mỏi
Trong trường hợp rất gấp bạn cần vé đi ngay, mà không biết phải làm thế nào. Hay việc mua vé gặp quá nhiều thủ tục rắc rối khiến bạn thấy bế tắc. Thậm chí là giá vé vượt quá số tiền trong hầu bao của bạn… Rất nhiều, rất nhiều tâm trạng cùng xen lẫn, khiến bạn stress và mệt mỏi.
Như vậy có thể thấy mua vé cận giờ bay có rất nhiều bất cập. Nên nếu có thể, bạn hãy lên kế hoạch mua vé cho mình từ sớm. Còn nếu như có việc đột xuất, mà bạn không còn cách khác phải mua vé cận giờ bay, có thể liên lạc với đại lý Vietnam Booking để tư vấn.